XỬ LÝ TÔM LỎNG RUỘT, PHÂN TRẮNG, PHÂN ĐỨT KHÚC BẰNG MEN SỐNG PROMEN 3979

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ DIỆT RONG HIỆU QUẢ
May 8, 2014

XỬ LÝ TÔM LỎNG RUỘT, PHÂN TRẮNG, PHÂN ĐỨT KHÚC BẰNG MEN SỐNG PROMEN 3979

Đường ruột gần như là bộ phận quan trọng nhất của tôm vì cơ thể tôm có cấu tạo rất đơn giản, nên rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phần lớn các bệnh nguy hiểm như: phân trắng, hội chứng tôm chết sớm EMS, EHP…đều xuất phát từ đường ruột.

Hình 1.1: Tôm bị bệnh viêm ruột, phân trắng, phân lỏng và trống ruột
  • Nguyên nhân
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trống đường ruột trên tôm nhưng nguyên nhân chính là do độc tố của Tảo, tôm ăn nhiều thuốc hóa chất, kháng sinh dẫn đến mất hệ vi sinh đường ruột và vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ruột. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy thành ruột và làm cho thành ruột bị viêm, tôm không ăn được khiến đường ruột tôm bị trống.
  • Ngoài ra bệnh còn do 1 số nguyên nhân sau:

+ Thức ăn không tốt: thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố…

+ Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
+ Do ký sinh trùng bám vào thành ruột và gây tổn thương ruột.
+ Do thời tiết thay đổi: nắng nóng kéo dài, mưa nhiều hoặc lạnh quá cũng làm tôm ăn yếu, bỏ ăn lâu ngày sẽ dẫn đến đường ruột tôm bị trống.

+ Các loại khí độc dưới đáy ao như: H2S, NH3, NO2

  • Triệu chứng
  • Tôm yếu ăn hoặc bỏ ăn, đường ruột bị mờ đục, bị đứt từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột, đường ruột bị viêm đỏ.
  • Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
Hình 1.2: Kiểm tra tôm có dấu hiệu bệnh phân trắng, viêm đường ruột
  • Khi kiểm tra nhá phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
  • Việc sử dụng nhóm vi sinh sống như nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces… thường dùng trộn vào thức ăn, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi, cạnh tranh tốt hơn về thức ăn và chỗ bám với vi khuẩn có hại, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp hiệu quả nhất.

  • Môi trường: Cải tạo ao, xử lý nước, quản lý môi trường nước, khí độc…
  • Vật chủ: Trộn ngày 5ml/kg thức ăn men sống Promen 3979
  • Mầm bệnh: Khống chế vi khuẩn Vibrio < 1.000 CFU/ml bằng Nano Kill 3979. Bổ sung men vinh sinh (nhóm Baccilus spp – Prozyme 3979) định kỳ vào ao nuôi.

Ngoài ra, cần bảo quản thức ăn cẩn thận tránh bị nấm mốc.

                                                                    

Hình 1.3: Bộ sản phẩm phòng bệnh về đường ruột, phân lỏng, phân trắng và đứt khúc

Công ty Vinatom3979

                                                                   Thạc sĩ Nguyễn Thị Điệp

thiết kế website

Gọi ngay 070 852 3979